-12-

ĐẠO BINH HỒN NHỎ:

Chứng Nhân Tiên Khởi của Chúa Kitô 

Hồn Nhỏ Bá Vũ Ly

 

 

THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CON NGƯỜI:

LỜI NHẬP THỂ VÀ HY HIẾN

 

 

“T

hiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24). Mà con người lại là loài chẳng những “sinh bởi huyết nhục” (Jn.1:13) lại c̣n “yêu tối tăm hơn ánh sáng” (Jn.3:19). Do đó, nếu chính Thiên Chúa không tự tỏ ḿnh ra cho con người th́ con người không thể nào biết được Ngài để có thể đến được với Ngài. Thế nhưng, “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16), Ngài không thể nào không yêu mà c̣n là Thiên Chúa. Và cũng chính v́ Thiên Chúa yêu mà Ngài đă muốn tỏ ḿnh ra cho con người, tức là Ngài muốn tự động đến với con người, chứ không bắt con người phải đến với Ngài, như bầy tôi phải đến với chủ như kiểu lễ nghĩa phong kiến trần gian, v́ Ngài (cũng bởi yêu) đă thừa biết con người không thể nào có thể tự ḿnh đến được với Ngài, nghĩa là con người không thể nào tự ḿnh biết được Ngài như chính Ngài biết ḿnh Ngài.

 

Thiên Chúa muốn đến với con người, cũng là muốn tỏ ḿnh cho con người như thế, tức là Ngài muốn tỏ t́nh với con người, muốn con người biết được rằng bản tính của Ngài “là t́nh yêu”, qua việc Ngài vô cùng yêu thương họ cách nhưng không, để nhờ nhận ra, như dân Do Thái xưa, “Chúa là Thiên Chúa của chúng ta, là Chúa duy nhất” (Deut.6:4), mà con người có thể được Ngài thu hút đến với Ngài, gắn bó với Ngài, bằng cách, cũng như dân Do Thái, “kính mến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta hết tâm can, hết linh hồn và hết sức lực của ḿnh” (Deut.6:5).

           

“Thiên Chúa là t́nh yêu” đă tỏ ḿnh ra cho con người, cũng là tỏ t́nh với con người, như thế nào, nếu không phải, ở chỗ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến ban Con duy nhất của ḿnh, để ai tin Con th́ không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn.3:16). Đúng thế, “t́nh yêu của Thiên Chúa đă tỏ lộ giữa chúng ta là ở chỗ Ngài đă sai Con duy nhất của Ngài đến thế gian, để chúng ta nhờ Con mà được sự sống” (1Jn.4:9), đến nỗi, “Thiên Chúa chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta ở chỗ, đang khi chúng ta c̣n là những tội nhân th́ Đức Kitô đă chết cho chúng ta” (Rm.5:8). Bởi thế, Con Thiên Chúa, như chính Người đă minh định với tổng trấn Philatô, nhân vật tiêu biểu cho vương quốc trần gian bấy giờ đang khao khát đi t́m “sự thật là ǵ” (Jn.18:38), rằng: “Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật” (Jn.18:37), một sự thật không thể chối căi: “Thiên Chúa là t́nh yêu” và “Thiên Chúa đă yêu thế gian”. Con Thiên Chúa chính “là sự thật” (Jn.16:4) này tức Người chính “là t́nh yêu” của Thiên Chúa, và Thánh Giá của Người là dấu hiệu hùng hồn nhất “làm chứng cho sự thật” này, tức Thánh Giá của Người “làm chứng” rằng Thiên Chúa đă yêu thương con người đến “không tha cho Con riêng ḿnh, song đă trao nộp Người v́ chúng ta” (Rm.8:32), “đă làm cho Đấng không biết đến tội lỗi trở thành tội lỗi v́ chúng ta” (2Cor.5:21).

           

Đó là “tất cả sự thật” (Jn.16:13) về Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Một “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24) đă tỏ ḿnh cho con người, qua “Lời đă hóa thánh nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14), đến nỗi, nơi Đức Giêsu Kitô, Ngài “đă hư không hóa bản thân và mặc lấy thân phận tôi đ̣i” (Phil.2:7). Một “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16) đă tự động đến t́m kiếm con người, qua Đấng “đến không phải để được hầu hạ mà là để phục vụ, để hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt.20:28), tới nỗi, nơi Đức Giêsu Kitô, Ngài đă phải xuống “đến tận cùng” (Jn.13:1) bất hạnh của con người, là tất cả những ǵ được biểu hiệu nơi những nhơ nhớp ở đôi chân của họ, để “rửa chân” (Jn.13:5) cho họ.

 

CON NGƯỜI ĐẾN VỚI THIÊN CHÚA:

HOÁN CẢI VÀ TRỞ NÊN NHƯ TRẺ NHỎ

 

 

N

ếu “Thiên Chúa là Thần Linh”, Ngài đă phải hạ ḿnh xuống, đến nỗi “đă hư không hóa bản thân” (Phil.2:7) để có thể tỏ ḿnh ra cho con người như thế, th́ con người không thể nào đưa ḿnh lên mà có thể nhận biết Ngài, trừ phi họ khiêm hạ, nghèo khó và tinh tuyền như Mẹ Maria, đệ nhất tạo vật trong cấp trật ân sủng của Thiên Chúa, một trinh nữ tôi tớ xin vâng của Thiên Chúa, như chính Mẹ đă sống và xác tín trong ca vịnh “Ngợi Khen” của Mẹ: “Chúa đă ra tay uy quyền đánh tan những thâm ư của người kiêu ngạo. Chúa đă hạ người thế lực xuống khỏi ngai vương, và đă nâng người hèn mọn lên. Chúa đă cho người đói khó no đầy thiện hảo và khiến người giầu có trở về tay không” (Lk.1:51-53).

           

Và nếu “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16), Ngài chẳng những đă phải “hư không hóa bản thân, mặc lấy thân phận tôi đ̣i” (Phil.2:7) để có thể đến gặp thân phận vô cùng bất xứng của con người, mà c̣n “đă lấy khăn quấn quanh ḿnh” (Jn.13:4) cúi xuống rửa chân cho con người là biểu hiệu cho thân phận vô cùng bất hạnh của họ, th́ con người không thể “yêu sự sống ḿnh” (Jn.12:25), hay “giữ sự sống ḿnh” (Mt.16:25), mà có thể gặp được Ngài, “có thể dự phần với (Ngài)” (Jn.13:8), trừ phi họ “ghét sự sống ḿnh ở đời này” (Jn.13:25), hay “bỏ sự sống ḿnh v́ (Ngài)” (Mt.16:25), tức hoàn toàn sống theo tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn, hoàn toàn để Ngài “tự do yêu” (Hos.14:5) sao th́ yêu, dù ư muốn tối cao và t́nh yêu toàn thiện của Ngài hầu như bao giờ cũng hết sức vô lư, thậm chí bất lợi cho cuộc đời họ, thật trái với ư nghĩ, ư thích và ư muốn của họ mấy đi nữa, như gương của Đấng “đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil.2:8).

 

Nếu con người chỉ hạ ḿnh xuống khiêm nhượng như Mẹ Maria trinh nguyên mới có thể nhận biết “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24), Đấng đă tỏ ḿnh ra nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn.1:14), và nếu con người “biết vâng phục nơi những ǵ phải chịu” (Heb.5:8) như Đức Giêsu Kitô, mới có thể gặp được “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16), tức “được nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha” (Jn.17:21), nghĩa là “được vào Nước Thiên Chúa” (Mt.18:3), tức được thông phần vào Sự Sống Thần Linh, Sự Sống của Thiên Chúa, th́ con người đă đi đúng Con Đường Bé Nhỏ Phúc Aâm, một đường lối chắc chắn nhất để con người có thể gặp Chúa, vắn tắt nhất để họ có thể vào Nước Trời, và dễ dàng nhất để họ có thể thành đại thánh, thành con cưng của Chúa, đúng như Chúa Giêsu đă khẳng định: “Hăy để cho các trẻ nhỏ đến cùng Thày. Đừng ngăn cản chúng. V́ Nước Thiên Chúa thuộc về thành phần giống như chúng” (Mt.19:14); “Trừ phi các con hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ, bằng không các con không được vào Nước Thiên Chúa. Ai hạ ḿnh xuống giống như những con trẻ này là thành phần cao trọng nhất trong Nước Trời” (Mt.18:3-4).

Thật vậy, trong toàn thể thụ tạo, kể cả thiên thần, c̣n ai cao trọng hơn Mẹ Maria trong Nước Trời, tức không có thụ tạo nào được gần Thiên Chúa như Mẹ, hay không có một thụ tạo nào được đầy t́nh yêu Thiên Chúa như Mẹ. Bởi thế cũng chỉ có một ḿnh Mẹ Maria mới đáng được sứ thần Thiên Chúa nghiêm cẩn chào mừng “đầy ơn phúc” (Lk.1:28) mà thôi. Thế nhưng, lư do tại sao Mẹ Maria “đầy ơn phúc” không phải là v́ đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa, theo như quan điểm trần gian nơi người đàn bà kia chúc tụng Mẹ trước mặt Con Mẹ: “Phúc cho ḷng đă cưu mang Ngài và vú đă cho Ngài bú” (Lk.11:27), cho bằng “nghe lời Thiên Chúa và tuân giữ lời Ngài” (Lk.11:28), đúng như nhận định “đầy Thánh Thần” (Lk.1:41) về Mẹ của  thánh nữ Isave: “Phúc cho Người v́ đă tin tưởng rằng những lời Chúa phán cùng Người sẽ được thực hiện” (Lk.1:45).

           

Như thế, Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm không là ǵ khác ngoài việc “tin tưởng vào những lời của Chúa”, tức tin tưởng vào những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người, cũng là tin tưởng vào những ǵ “Ngài nói với chúng ta qua Con Ngài” (Heb.1:2), hay tin tưởng vào chính Con Ngài là Đức Giêsu Kitô cũng thế, v́ Người chính là Đấng “tỏ Cha ra” (Jn.1:19), Đấng “đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật” (Jn.18:37). Bởi vậy, sống Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm cũng không là ǵ khác ngoài việc chấp nhận “Đức Giêsu Kitô là Đấng Cha sai” (Jn.17:3), Đấng mà “không ai biết ngoài Cha” (Mt.11:27), và v́ thế Người cũng là Đấng “nếu không được Cha ban phép” (Jn.6:65) và “lôi kéo” (Jn.6:44), như chính Người tuyên bố, “không ai có thể đến được với Thày” (Jn.6:44,65), tức không ai có thể “chấp nhận Người” (Jn.1:12). Đúng thế, Đức Giêsu Kitô chính là “những ǵ Cha đă giấu kẻ thức giả và khôn lanh mà tỏ cho những con trẻ bé mọn nhất biết” (Mt.11:25).

 

 

“ĐÂY LÀ TRIỀU ĐẠI CỦA SATAN”:

TINH THẦN VÀ ĐƯỜNG LỐI PHẢN KITÔ

 

 

Đ

ến đây chúng ta mới có thể hiểu được phần nào lư do tại sao cho đến hạ bán thế kỷ 20 này, nghĩa là sau gần 2000 năm Lời nhập thể, Thiên Chúa mới ngỏ ư muốn chính thức thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ trên thế giới này, như được ghi nhận trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Ngài ngày 1-4-1967: “Con sẽ thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ của Trái Tim Nhân Hậu Chúa Giêsu”. Đúng thế, Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm là một tinh thần có tính cách “công giáo” nhất, tức có tính cách phổ quát nhất, bao gồm mọi nhân đức, bao gồm mọi thời điểm và bao gồm mọi ơn gọi (tận hiến tu tŕ hay hôn nhân gia đ́nh). Tuy nhiên, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II (11/10/1962-8/12/1965), Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm cần được phát động mạnh hơn, rơ hơn, đến nỗi, phải được hóa thân thành một lực lượng mang danh xưng “Đạo Binh Hồn Nhỏ”, là v́, như Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ghi lại ngày 21-5-1967, “đây là triều đại của Satan”, mà Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 10-10-1967 c̣n cho biết: “Để chống lại đạo binh Satan, các con hăy lập Đạo Binh Hồn Nhỏ”.

 

Đúng thế, như trên đă nhận định, Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm ở tại việc chấp nhận Đức Giêsu Kitô là Đấng Cha sai, tức chấp nhận “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn.1:14). Trong khi đó, như Thánh Kinh Tân Ước cho biết, “nhiều kẻ gian xảo đă xuất hiện trong thế gian, thành phần không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thịt. Thành phần này là thành phần gian xảo. Đó là thành phần phản kitô” (2Jn.7). Thành phần phản kitô này không phải là tay sai của Satan và làm nên lực lượng của Satan hay sao, v́ “Satan là tên cám dỗ cả thế gian” (Rev.12:9), hắn chính là “con khổng long” (Rev.12:9), tên phản kitô đầu đảng, như Sách Khải Huyền đă ghi lại thị kiến của thánh Gioan tông đồ như sau: “Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con, ŕnh chực nuốt đi con bà khi con bà được sinh ra” (Rev.12:4).

           

Thật ra, cho tới “thời gian sau hết” (Heb.1:2) là lúc “Thiên Chúa nói với chúng ta” (Heb.1:2) qua Lời nhập thể, thành phần phản kitô này cũng mới bắt đầu chính thức xuất hiện, đúng như thánh tông đồ Gioan nhận định: “Hỡi các con, đây là giờ phút cuối cùng (final hour), như các con đă nghe rằng thành phần phản kitô đă đến, mà giờ đây những kẻ phản kitô ấy đă xuất hiện rồi. Điều này cho chúng ta chắc chắn đây là giờ phút sau hết” (1Jn.2:18). Và tên phản kitô đầu tiên được Phúc Aâm ghi nhận là Hêrôđê, vị quận vương đă hạ lệnh truy sát “vua Do Thái mới sinh ra tại Bêlem xứ Giuđa” (Mt.2:2,5). Ngoài ra, thành phần phản kitô c̣n phải kể đến “những người tự nhận chính danh Do Thái” (Rev.2:9), đă kết tội Con Thiên Chúa (xem Mt.26:65-66), đă xin Philatô đóng đanh Người (xem Mt.27:23-26), và đă thách thức Người xuống khỏi thập giá để họ tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa (xem Mt.27:40-42).

           

Nếu thành phần phản kitô là đồ đệ của Satan, “những phần tử của hội đồng Satan” (Rev.2:9), thành phần không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thể như thế, tức thành phần chỉ ham chuộng và tôn sùng những ǵ là cao sang quyền thế, rồi khinh chê và ghê tránh những ǵ là bần cùng khốn khổ, th́ không c̣n thời điểm nào hơn thời điểm kể từ thập niên 1960 đến nay, thời điểm cho thấy tinh thần phản kitô có thể nói là đă lên đến tuyệt đỉnh.

           

Thật thế, kể từ thập niên 1960, thập niên đánh dấu lịch sử con người bắt đầu tiến vào giai đoạn nhảy vọt về khoa học và kỹ thuật, nhưng lại bị khủng hoảng về luân lư và văn hóa. Về khoa học và kỹ thuật, con người đă thám hiểm không gian với mộng chẳng những bá chủ trái đất mà cả vũ trụ nữa, đă phát triển ngành điện tử và điện toán càng ngày càng siêu kỹ thuật, đến nỗi con người cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết, nhờ đủ mọi phương tiện truyền thông xă hội vượt thời gian và không gian.

           

Phải chăng v́ cảm thấy khả năng siêu việt của ḿnh nơi khoa học và kỹ thuật như thế, nhất là nơi những tiện nghi lợi ích thiết thực cụ thể do khoa học và kỹ thuật mang lại cho ḿnh như thế, mà con người, về luân lư và văn hóa, càng ngày càng bị suy đồi đến phá sản? Không phải hay sao, cũng từ thập niên 1960, con người đă tự ḿnh hợp thức hóa việc ly dị và phá thai, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử loài người. Thậm chí con người c̣n tôn sùng chủ nghĩa duy nhân bản đến nỗi đă bắt đầu hợp thức hóa hôn nhân đồng tính và tạo sinh ngoại nhiên.

           

Qua những khoản lề luật nhân tạo phản tự nhiên và luân lư này, không phải là bằøng chứng hiển nhiên cho thấy con người hoàn toàn hướng về tự nhiên, tự ḿnh giải quyết mọi vấn đề, cái ǵ họ nghĩ là đúng, những ǵ họ muốn là thiện và những ǵ họ làm là hay, không c̣n coi Thiên Chúa ra ǵ, hay phủ nhận Thiên Chúa hiện hữu, hoặc Thiên Chúa có hiện hữu th́ Ngài đă chết rồi. Tinh thần tự cao và trào lưu bất phục tùng đến tột độ của thế giới nói chung và Aâu Mỹ là thế giới đặc biệt Kitô giáo nói riêng, trong thời điểm này không cho thấy dấu chỉ “đây là triều đại của Satan”, thời đại của thành phần phản kitô hay sao?

           

Không phải “đây là triều đại của Satan”, tức triều đại phản kitô, triều đại không công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thể yếu hèn hay sao? Điển h́nh thứ nhất là phong trào thần học giải phóng ở Mỹ Châu La Tinh từ thập niên 1970, chủ trương ơn cứu rỗi phải được thể hiện bằng đường lối đấu tranh giai cấp như chủ nghĩa cộng sản, một chủ trương như thách thức Chúa Giêsu Kitô phải xuống khỏi thập giá mới đáng tin. Điển h́nh thứ hai là các khoản luật cho phép phá thai, nếu đứa nhỏ trong bụng mẹ được khám phá thấy có thể bị tàn tật, hay luật cho phép giết chết bệnh nhân bất khả chữa trị trước giờ chết của họ, để họ khỏi đau và xă hội đỡ gánh nặng, hoặc luật cho phép ly dị nhau đơn phương, với lư do chỉ cần cảm thấy không hợp nhau chứ không phải “v́ lư do ngoại t́nh” (Mt.19:9) v.v.

           

Tất cả những khoản luật này hay các khoản tương tự đă không nói lên khuynh hướng con người chỉ công nhận một “Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt.16:16), chứ không chấp nhận một “Con Người” khổ nạn và tử nạn rồi mới phục sinh (xem Mtù. 20:18-19; 16:21). Tức con người thiên về khoa học thực nghiệm và kỹ thuật tiện ích ngày nay chỉ giải quyết mọi sự, bao gồm cả lănh vực lương tâm và luân lư, căn cứ vào những cái lợi thực tế mà thôi, hễ có lợi là tốt, mà tốt th́ cần phải làm và được phép làm, có quyền làm, dù có phản trái với lương tâm hay nguyên tắc luân lư phổ quát đi nữa. Chân lư của con người ngày nay là phán đoán chủ quan của họ, và sự thiện của họ là lợi lộc hiện sinh của họ. Nghĩa là con người thuộc “triều đại của Satan” ngày nay muốn thay thế Thiên Chúa trong việc “biết lành biết dữ” (Gen.3:5), tức muốn tự ḿnh định đoạt tất cả mọi sự theo ư riêng của ḿnh, cái ǵ họ nghĩ lành là lành, như ly dị, phá thai, hôn nhân đồng tính, tạo sinh ngoại nhiên v.v., nên có quyền làm; và cái ǵ họ cho dữ là dữ, như thai nhi tàn tật, bệnh nhân bất trị v.v., nên cần phải giết đi!

           

Thế nhưng, với lư luận sắc bén và thực tế như thế, nhất là lối lư luận này lại được chính quyền hợp thức hóa, được nhiều người theo như thế, làm sao Hồn Nhỏ có thể nhận ra những sai lầm của “triều đại Satan”, tức có thể nhận diện và điểm mặt thành phần phản kitô này, một thành phần mà Thánh Kinh Tân Ước đă nhận định “chúng từ hàng ngũ của chúng ta mà ra” (1Jn.2:19). Chính v́ thành phần này, cũng Thánh Kinh Tân Ước nhận định, là thành phần “gian xảo” (2Jn.7), mà Chúa Giêsu đă cảnh giác các môn đệ trong những ngày cuối thời, “lừa đảo nhiều người” (Mt.24:5,11), thậm chí lừa đảo “cả thành phần được chọn” (Mt.24:24). Ngay thánh Phêrô, sống ở kề bên và sống ngay trước một “Đức Kitô” (Mt.16:16) thực sự, như ngài được ơn Chúa tuyên xưng (xem Mt.16:17), mà c̣n trở thành “Satan” (Mt.16:23), tức c̣n khuynh hướng phản kitô, chưa hoàn toàn công nhận Đức Giêsu Kitô đến trong xác thể, huống chi chúng ta đă sống xa Người cả gần 2000 năm, chưa hề được “nghe bằng tai, thấy bằng mắt, sờ bằng tay” (1Jn.1:1), như các tông đồ là chứng nhân tiên khởi của Kitô giáo chúng ta.

           

Bởi thế, căn cứ vào lời Chúa Giêsu trách cứ thánh Phêrô trong việc thánh nhân “không phán đoán theo Thiên Chúa mà chỉ theo loài người” (Mt.16:23), tức chỉ theo phán đoán tự nhiên của ḿnh hướng về những ǵ tốt lành chủ quan, chứ “không chấp nhận” (Jn.1:12) mạc khải của Thiên Chúa, một mạc khải được trọn vẹn thể hiện nơi “Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn.1:14) là Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, chúng ta có thể kết luận để lột trần bộ mặt phản kitô nơi chính bản thân ḿnh cũng như trong việc giao tiếp xă hội. Sau đây là một số dấu hiệu:

           

Dấu hiệu thứ nhất: những ai không tuân phục quyền bính Giáo Hội và Đức Thánh Cha nói riêng, đều là phản kitô, v́ Giáo Hội là thân thể của Chúa Kitô và vị đại diện của Người trên trần gian là đầu của thân thể này, không tuân phục Giáo Hội và Đức Thánh Cha là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thể.

           

Dấu hiệu thứ hai có thể nhận diện thành phần phản kitô là họ không tin hay coi thường Bí Tích Thánh Thể, một thực tại thần linh mà Đức Giêsu Kitô c̣n đang hiện diện bằng cả thần tính cũng như nhân tính của Người nói chung và Ḿnh Máu Thánh Người nói riêng; không tin hay tôn sùng Thánh Thể là dấu chứng tỏ phản kitô, thành phần không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.

           

Dấu hiệu thứ ba cũng không kém phần vững chắc để nhận ra thành phần phản kitô là họ không nhận biết Mẹ Maria, thậm chí c̣n chỉ trích và chống đối việc tôn sùng Mẹ, v́ như thế là họ tỏ ra cũng không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt, tức đă được sinh ra bởi Mẹ Maria.

           

Dấu hiệu thứ bốn để nhận ra thành phần phản kitô là ḷng thù hằn thánh giá của họ, ở chỗ không phải họ chỉ sợ hăi và tránh né thánh giá theo tính tự nhiên như mọi con người b́nh thường, mà c̣n dùng thủ đoạn bất chính để tiêu diệt thánh giá nữa, bằng cách không được như ư là ly dị, là phá thai, là giết người nhân đạo v.v.; mà thánh giá là đường lối duy nhất Lời nhập thể đă dùng để cứu rỗi nhân loại, do đó, “trở thành những kẻ thù của thánh giá Đức Kitô” (Phil.3:18) như thế tức là không công nhận Đức Giêsu Kitô đă đến trong xác thịt.

 

 

ĐẠO BINH HỒN NHỎ:

TINH THẦN VÀ ĐỜI SỐNG CÁC HỒN NHỎ

 

 

T

óm lại, nếu “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24) đă “tự hư không hóa” (Phil.2:6) nơi Đấng “tuy thân phận là Thiên Chúa song cũng không cứ phải cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa mới được... (và) đă mặc lấy thân phận tôi đ̣i, được sinh ra giống h́nh ảnh con người” (Phil.2:6-7), th́ tất cả những ǵ là kiêu căng, tự tôn, tự cao, tự đại, tự măn v.v. đều là tinh thần phản kitô. Và nếu “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16) đă “đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ” (Mt.20:28), nơi Đấng “đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil.2:8) “để hiến ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt.20:28), th́ tất cả những ǵ là nổi loạn, chống đối, bất phục tùng, ghen ghét, đố kỵ, khinh thường và sát hại nhau v.v.  đều là các việc làm của thành phần phản kitô. Có thể nói thành phần phản kitô là thành phần kiêu căng tự ái, tôn sùng ḿnh hơn kính Chúa yêu người. Do đó, Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu (cuốn sách ghi lại tất cả các lời Chúa Giêsu tâm sự riêng với nữ sứ giả của Người tại Bỉ kể từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II) ngày 16-4-1970 mới lập lại lư do hiện hữu của Đạo Binh Hồn Nhỏ như sau:

 

        “Cha đến để lay động cái ù ĺ của các dân tộc, t́nh trạng lănh đạm nơi những người Kitô hữu trung b́nh; và để tái sinh t́nh yêu trong những tấm ḷng tinh tuyền. Theo t́nh thương của ḿnh, Cha t́m ra phương thế này để cứu vớt một số lớn những linh hồn bất định và phản loạn, đó là thành lập một Đạo Binh Hồn Nhỏ tinh tuyền cho phần rỗi của những linh hồn ấy”;

 

        “Một Hồn Nhỏ phải là một linh hồn yêu thương, ngoài ra không c̣n làm được ǵ khác... Cha ở giữa các con để dạy cho các con t́nh yêu là cái duy nhất có thể cứu thế giới” (12-6-1972).

 

Với mục đích rơ ràng như thế trong việc thành lập Đạo Binh Hồn Nhỏ, Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu đă ghi lại lời Chúa Giêsu kêu gọi thành phần ham mộ và muốn sống Tinh Thần Hồn Nhỏ Phúc Aâm như sau:

 

        “Cha cần một số Hồn Nhỏ khiêm tốn để chốùng lại với tính kiêu căng. Những linh hồn yêu thương để chống lại với t́nh trạng thiếu hụt yêu thương. Những linh hồn quảng đại để chống lại với ḷng ích kỷ. Các Hồn Nhỏ nguyện cầu để chống lại với t́nh trạng thiếu nguyện cầu. Các Hồn Nhỏ cậy trông để chống lại với tâm trạng bi quan. Các Hồn Nhỏ tinh tuyền để chống lại với cái ô nhơ. Các Hồn Nhỏ chân thật để chống lại với những gian dối và giả h́nh. Các Hồn Nhỏ tùng phục để chống lại với việc bất tùng phục. Các Hồn Nhỏ sốt sắng để chống lại với t́nh trạng dửng dưng và nhát đảm. Các Hồn Nhỏ hiến ḿnh làm vật hy sinh để chống lại với tà thuyết”.

Đời sống Hồn Nhỏ là một cuộc sống có tính cách thay thế và bù đắp như Chúa Giêsu mong muốn để “làm vật hy sinh” này được thể hiện nơi những ǵ phản ngược lại với những triệu chứng phản kitô, như triệu chứng bất phục Giáo Hội, bất kính Thánh Thể và Mẹ Maria.

           

Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất phục Giáo Hội của thành phần phản kitô,  Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu đă lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các Hồn Nhỏ của Người như sau:

 

        “Hăy dâng ngày để cầu cho Đức Giáo Hoàng cũng như cho các ư chỉ của ngài” (5-12-1967);

 

        “Tổ chức Hồn Nhỏ phải được bắt nguồn từ Ngai Ṭa Vương Quốc Kitô Giáo” (25-12-1971);

 

        “Hôm nay đây là thời điểm khốn khó, thời Hội Thánh đau đớn sinh con. Tổ chức Hồn Nhỏ của Trái Tim Thương Xót Cha sẽ làm cho việc sinh con này mau đến” (10-2-1974).

 

Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất kính Thánh Thể của thành phần phản kitô, Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 17-2-1970 đă lập lại lời Chúa Giêsu kêu nài các hồn nhỏ như sau:

 

        “Cha xin mỗi Hồn Nhỏ một ḷng trọng kính bao la đối với Bí Tích T́nh Yêu bị tổn thương bởi những xúc phạm mà Cha muốn có những người nhiệt t́nh bảo vệ”.

 

Để sống phản ngược lại với triệu chứng bất kính Mẹ Maria của thành phần phản kitô, Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu đă lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các hồn nhỏ của Người như sau:

 

         “Các con hăy yêu mến Mẹ, hăy phó ḿnh cho Mẹ. Cha lấy làm hài ḷng hơn biết bao khi tiếp nhận các con từ tay của Mẹ” (3-12-1966);

 

        “Tất cả các Hồn Nhỏ phải nhận Mẹ làm Mẹ và làm Cố Vấn” (22-5-1967);

 

        “Các con hăy nhờ Người Mẹ của các con mà đến với Cha” (23-5-1967).

 

Để sống phản ngược lại với triệu chứng thù hằn muốn tiêu diệt thánh giá của thành phần phản kitô, Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu đă lập lại lời Chúa Giêsu kêu gọi các hồn nhỏ của Người như sau:

 

        “Dù các con ở trong hay ngoài thế gian, mỗi ngày các con hăy can đảm ôm lấy thánh giá, với ḷng nhiệt thành, với hết tâm hồn ḿnh” (22-5-1967);

 

        “Là Hồn Nhỏ tức gắn liền với thánh giá cứu rỗi” (16-8-1972).

 

Chính bởi Đời sống Hồn Nhỏ là một cuộc sống có tính cách thay thế và bù đắp như Chúa Giêsu mong muốn để “làm vật hy sinh”, mà đời sống này có thể được tóm gọn trong 6 Điều Tâm Niệm Hồn Nhỏ, theo lời Chúa Giêsu “Cho tập đoàn Hồn Nhỏ” trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Người ngày 9-5-1967 như sau:

 

            1- Một chủ tể duy nhất là Thiên Chúa.

            2- Một hướng đạo duy nhất là Mẹ Maria.

            3- Một dụng cụ nhỏ bé là con.

            4- Một đường lối duy nhất là phó thác trong tay Cha.

            5- Kẻ thù thứ nhất phải thắng là cái tôi của ḿnh.

            6- Nhân đức thứ nhất phải thực hành là quảng đại.

            Có như vậy, việc chinh phục các linh hồn sẽ được   thực hiện”.

 

Phải, “có như vậy”, Đạo Binh Hồn Nhỏ mới xứng đáng, như Chúa Giêsu khẳng định tầm quan trọng và giá trị của nó trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 25-12-1971 như sau:

 

        “Nó là một công cuộc được sắp xếp tương xứng với sự cao cả của Đấng soi động để thành lập nên nó, và là một công cuộc mà tất cả những phong trào đang hiện hữu khác phải hiệp nhất với”.

 

Và, cũng “có như vậy”, đời sống của các Hồn Nhỏ, khi mau mắn đáp lại lời Chúa Giêsu: “Cha kêu gọi tất cả hăy tham gia ‘Đạo Binh Hồn Nhỏ’” (12-3-1967), mới có thể hoàn toàn thể hiện căn tính là chứng nhân của ḿnh, đúng như Chúa Giêsu xác nhận trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu ngày 21-4-1974:

 

“Đạo Binh Hồn Nhỏ có thể được sánh như những chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô”.